Chỉ trích Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam

Cho phép người chuyển giới tham gia cuộc thi

Năm 2021, cuộc thi ảnh Hoa hậu hoàn vũ (1 cuộc thi diễn ra song song với cuộc thi chính) đã cho phép cả người chuyển giới nữ tham gia. Thông tin này đã gây ra làn sóng chỉ trích lớn trong khán giả.

Các cuộc thi hoa hậu ở Việt Nam từ trước tới nay (bao gồm cả Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam) luôn tuân thủ nguyên tắc: thí sinh phải có vẻ đẹp tự nhiên, người đã phẫu thuật thẩm mỹ thì không được thi hoa hậu, cùng lắm thí sinh chỉ được xăm chân mày, nhuộm tóc nâu chứ không được chỉnh sửa vóc dáng và khuôn mặt. Quy định này vừa để phù hợp với quan điểm chung của xã hội (khán giả Việt Nam luôn đề cao vẻ đẹp tự nhiên chứ không thích ngoại hình nhân tạo), vừa để đảm bảo tính công bằng của cuộc thi. Nếu cho phép người chuyển giới nữ tham gia thì sẽ khiến cuộc thi bị mất đi sự nghiêm túc và tính công bằng, bởi ngoại hình của người chuyển giới hoàn toàn là do phẫu thuật thẩm mỹ tạo nên. Từ khuôn mặt cho tới số đo ba vòng của người chuyển giới đều là do phẫu thuật thẩm mỹ tạo thành, họ chỉ cần bỏ ra nhiều tiền là sẽ được bác sĩ chỉnh sửa ra bất cứ vóc dáng - ngoại hình hoàn hảo nào theo ý muốn, như vậy sẽ là không công bằng với các thí sinh có vẻ đẹp tự nhiên. Điều này sẽ khiến khán giả cảm thấy bị lừa dối, còn danh hiệu "Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam" sẽ bị mất uy tín, trở thành cuộc thi "ngoại hình nhân tạo, sắc đẹp giả dối" chứ không còn là thi vẻ đẹp tự nhiên đích thực nữa[1][2] Vì vấn đề này, ngay cả ở những nước mà phẫu thuật chuyển giới là hợp pháp, hầu hết các cuộc thi hoa hậu cũng không cho phép người chuyển giới tham gia thi chung với phụ nữ bình thường (vì như vậy cuộc thi sẽ mất đi tính công bằng), người chuyển giới sẽ chỉ được tham gia các cuộc thi dành riêng cho đối tượng này.

Mặt khác, nếu cuộc thi cho phép người chuyển giới tham gia thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới thái độ của công chúng, nhiều người sẽ phản đối hoặc bỏ theo dõi cuộc thi, cụ thể như:

  • Các cuộc thi hoa hậu không chỉ là để giải trí đơn thuần mà còn là một hoạt động văn hóa, các thí sinh được xem là có vinh dự "đại diện cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam". Người chuyển giới nữ thì lại không phải là phụ nữ đích thực: họ vốn dĩ là đàn ông, vì bị mắc chứng bệnh tâm lý Rối loạn định dạng giới nên đã phẫu thuật ngoại hình cho giống với phụ nữ, nhưng xét về thể chất sinh lý bên trong thì họ vẫn có phần nhiều là nam giới chứ không phải là nữ giới (nhiều bộ phận cơ thể của họ vẫn nguyên gốc là đàn ông như các tuyến nội tiết nam, tuyến tiền liệt, túi tinh, tinh hoàn... người chuyển giới cũng không có các đặc trưng của nữ giới như các tuyến nội tiết nữ, không có hệ sinh dục nữkinh nguyệt, không thể mang thai và sinh con). Do thiếu các tuyến nội tiết nữ, chỉ cần ngừng tiêm hormone nhân tạo thì ngoại hình của người chuyển giới sẽ mất đi sự nữ tính và trở lại giống như đàn ông (mọc râu, tăng cơ bắp, vòng mông và vòng ngực sẽ teo lại). Thâm chí khi xét về sinh học thì người chuyển giới vẫn hoàn toàn là nam chứ không phải nữ (nhiễm sắc thể giới tính của họ vẫn là XY chứ không phải XX). Vì vậy, trộn lẫn đối tượng này vào 1 cuộc thi dành riêng cho nữ giới là một quan điểm phản khoa học. Nhiều khán giả sẽ không nhìn nhận người chuyển giới là phụ nữ chứ chưa nói tới tư cách "đại diện cho phụ nữ Việt Nam", việc cho phép người chuyển giới tham gia sẽ khiến họ tẩy chay, phản đối cuộc thi.
  • Khi xem cuộc thi hoa hậu, tâm lý chung của khán giả là muốn chứng kiến các cô gái trình diễn nhan sắc thật sự tự nhiên của mình. Nếu cho phép người chuyển giới tham gia (với nhan sắc, giới tính nhân tạo) thì sẽ giống như "trộn lẫn đồ giả với đồ thật", điều này sẽ khiến khán giả cảm thấy ức chế vì phải cố phân biệt "đồ giả - đồ thật", họ sẽ cho rằng cuộc thi không nghiêm túc và đang lừa dối khán giả.
  • Việc chuyển đổi giới tính là một vấn đề rất nhạy cảm trong xã hội, gây xung đột với các giá trị tôn giáo và nhiều người Việt Nam rất có ác cảm với vấn đề này (truyền thống "đạo hiếu" của người Việt Nam coi việc phá bỏ giới tính là hành vi bất hiếu, không trân trọng nòi giống và thân thể mà cha mẹ ban cho). Vì vậy, nếu cho phép người chuyển giới tham gia thi hoa hậu thì sẽ châm ngòi cho một làn sóng phản đối lớn của khán giả Việt Nam, nhất là những người tôn trọng đạo đức truyền thống và các tín đồ tôn giáo.
  • Khán giả theo dõi cuộc thi gồm nhiều trẻ em, việc chứng kiến người chuyển giới thi hoa hậu lẫn lộn với phụ nữ thực sự sẽ gây ra ảnh hưởng xấu về tâm lý, gây lệch lạc hành vi giới tính đối với nhóm khán giả này, vốn chưa định hình rõ về tâm - sinh lý giới tính. Nhiều phụ huynh sẽ khiếu kiện cuộc thi gây ảnh hưởng xấu tới trẻ em, hoặc cấm con em mình theo dõi cuộc thi này.

Sau khi có thông tin cho rằng người chuyển giới sẽ được tham gia cuộc thi, một độc giả trên báo Vietnamnet đã có bình luận phê phán[3]:

Tôi không hiểu Ban tổ chức, Sở văn hóa và những ai chịu trách nhiệm về các đấu trường sắc đẹp có nên ngồi lại suy ngẫm xem thời bây giờ nhìn nhận cái đẹp qua lăng kính nào? Dưới hình mẫu nào? Thước đo đó là gì? Có phù hợp với nét đẹp Truyền Thống và Văn Hóa con người Việt Nam không? Hay chỉ tổ chức với mục đích kinh tế, danh phận hoặc hùa theo trào lưu thế giới. (Cuộc thi) không có bất cứ chuẩn mực gì cả. Tôi là người của lớp trẻ nhưng ngày càng thấy Văn hóa truyền thống của người Việt Nam chúng ta có nhiều vấn đề đáng lên án. Nếu chuyển giới mà coi đó là cái đẹp tự nhiên thì có lẽ những cuộc thi kiểu này nên chấm dứt. Và ban tổ chức cần học lại từ vỡ lòng

Cho phép phẫu thuật thẩm mỹ

Từ năm 2021, cuộc thi bắt đầu cho phép những thí sinh đã phẫu thuật thẩm mỹ tham gia cuộc thi. Sự thay đổi này khiến cuộc thi mất đi hoàn toàn sự nghiêm túc và tính công bằng, và gây ra chỉ trích lớn trong khán giả. Với công nghệ thẩm mỹ hiện nay, chỉ cần bỏ ra nhiều tiền là sẽ được bác sĩ "chỉnh sửa" ra bất cứ ngoại hình hoàn hảo nào theo ý muốn, như vậy sẽ rất thiệt thòi và bất công với các thí sinh có ngoại hình tự nhiên. Cuộc thi sẽ bị biến tướng, trở thành nơi "cạnh tranh tay nghề" của các bác sỹ thẩm mỹ chứ không còn là thi hoa hậu với vẻ đẹp tự nhiên đích thực nữa. Danh hiệu "Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam" sẽ bị mất uy tín, bị công chúng dè bỉu là cuộc thi "ngoại hình nhân tạo, sắc đẹp giả dối"[4][5]

Ông Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc Công ty Người mẫu Á Đông - đã phê phán vấn đề này[6]:

Đã là hoa hậu thì người đó phải mang vẻ đẹp tự nhiên, chứ vẻ đẹp nhân tạo nằm trong tay bác sĩ. Bác sĩ mát tay, nắn ra gương mặt xinh, số đo các vòng đẹp cho thí sinh thì còn gì là thi hoa hậu nữa. Không phải ở Việt Nam mà trên thế giới cũng vậy, các cuộc thi nhan sắc đều không chấp nhận thí sinh đã qua phẫu thuật thẩm mỹ. Chỉ duy nhất Hoa hậu Hoàn Vũ (trước 2021) cho chỉnh sửa nhẹ... không nên bỏ quy định về phẫu thuật thẩm mỹ đối với thí sinh thi nhan sắc

Những bê bối của thí sinh

Vì cuộc thi bị hoãn đến tận năm 2015 mới được tổ chức lại nên giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2014, các đại diện Việt Nam tại cuộc thi lại là các Á hậu, Hoa hậu từ các cuộc thi khác. Hoa hậu Thế giới người Việt 2010 Lưu Thị Diễm Hương từng đại diện đi chinh chiến Hoa hậu Hoàn vũ 2012. Song, điều đáng nói là cô đã bí mật kết hôn từ năm 2011, tức đã vi phạm luật lệ của cuộc thi nói riêng cũng như quy định khi tham gia các đấu trường sắc đẹp của Việt Nam nói chung. Sự việc được phát hiện vào đầu năm 2014 khi cô bị chồng là doanh nhân Đinh Trường Chinh đệ đơn ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sự việc này không chỉ cho thấy sự giả dối của cô mà còn phản ánh sự tắc trách, sơ suất, không chuyên nghiệp của đơn vị nắm bản quyền cuộc thi.[7].

Năm 2017, một thí sinh của cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 khi trả lời câu hỏi của ban giám khảo trong buổi sơ khảo đã gây bất ngờ cho khán giả, đó là "mục đích đi thi hoa hậu để được nổi tiếng, kiếm được nhiều tiền giống như chị Phạm Hương". Câu trả lời tuy có phần ngô nghê, nhưng nó đã thẳng thắn tiết lộ sự thật trần trụi nhất: mong muốn của hầu hết các thí sinh khi đi thi Hoa hậu chỉ là để kiếm tiền cho bản thân, chứ chẳng ai quan tâm đến việc dùng danh hiệu để phục vụ cộng đồng xã hội[8]